Wednesday, November 22, 2017

Lưu ý khi sử dụng nhựa gia dụng


Sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ sản xuất cũng như mẫu mã, màu sắc trong mấy năm qua của ngành nhựa gia dụng Việt Nam đã giúp nhiều thương hiệu nhựa trong nước “đánh bật” các đối thủ lớn của hàng nhựa Thái Lan, Trung Quốc…
Sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ sản xuất cũng như mẫu mã, màu sắc trong mấy năm qua của ngành nhựa gia dụng Việt Nam đã giúp nhiều thương hiệu nhựa trong nước “đánh bật” các đối thủ lớn của hàng nhựa Thái Lan, Trung Quốc…

Các mặt hàng gia dụng bằng nhựa ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu của người tiêu dùng bởi tính tiện lợi, giá cả phải chăng, mẫu mã phong phú. Trước đây, nhóm hàng này bị chiếm lĩnh bởi các mặt hàng nhựa có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc; hoặc hàng nhựa tái chế trong nước không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên hiện tại, hàng nhựa gia dụng có thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường với nhiều ưu điểm nổi trội.
Cảnh giác với hóa chất bisphenol A trong đồ nhựa
Hoá chất bisphenol A làm cho người tiêu dùng lo lắng trong thời gian gần đây chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm nhựa, đặc biệt là trong các sản phẩm dùng chứa thức ăn và nước.
Bisphenol A là gì?
Bisphenol A (BPA) là một hóa chất công nghiệp trong thành phần sản xuất các loại chai nhựa cứng và hộp đựng thực phẩm được dùng từ những năm 1960. Các nghiên cứu gần đây dẫn ra một số lo ngại về những tác động tiềm ẩn của BPA tới não, hành vi, và tuyến tiền liệt ở bào thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Tuy chưa có lệnh cấm chính thức nhưng cơ quan FDA của Mỹ đã khuyến cáo người dân nên hạn chế dùng đồ nhựa có thành phần BPA.
Không tái sử dụng chai nhựa, hộp nhựa mỏng
Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa #1 PET, là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần.
Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.
Một lý do nữa không nên tái sử dụng chai đựng nước và soda làm từ nhựa #1 là vì chúng rất khó cọ rửa sạch. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.
TS Ngô Kế Thế, Trưởng phòng nghiên cứu vật liệu Plolyme - composite, Viện Khoa học Vật liệu cũng khẳng định, các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần thường được làm mỏng, độ bền kém.
Ngoài ra, loại nhựa này có độ thôi nhiễm kém, có thể dùng lần thứ nhất không sao nhưng sử dụng lần thứ 2 là đã bị thôi các chất tạo nên như màu, chất phụ gia. Đặc biệt, sử dụng lại trong nhiệt độ cao sẽ khiến các chất phụ gia bị thôi nhiễm gây độc hại cho sức khoẻ người dùng. Vì thế, tốt nhất dùng đúng với mục đích của nhà sản xuất và tuân thủ đúng các chỉ dẫn. 
Biểu tượng hay nhãn "microwave-safe" hoặc "microwavable" (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa chỉ có nghĩa rằng chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ, hoặc tách rời ra khi quay trong lò vi sóng.
Biểu tượng này không đảm bảo rằng những cái hộp đó sẽ không thôi hóa chất ra trong quá trình xử lý nhiệt. Tốt nhất hãy chỉ sử dụng hộp đựng hay bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để quay thực phẩm trong lò vi sóng.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các loại túi, màng bọc bằng chất dẻo để cất giữ thịt và pho mát. Hãy rửa các hộp nhựa nhẹ nhàng với xà phòng không chứa chất ăn mòn, bởi các loại cọ và hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm xước bề mặt nhựa, trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho vi khuẩn.
Không dùng đồ nhựa ở nhiệt độ cao 100oC
Cũng theo TS Kế Thế, sử  dụng nhựa nguyên chất trong bảo quản thực phẩm có màu trắng đảm bảo độ an toàn hơn nhựa màu. Tuy nhiên, tùy vào từng loại nhựa, chất tạo màu mà nhựa màu có độ an toàn khác nhau.
Ví dụ, nhựa làm bằng màu vô cơ ít độc hại, màu hữu cơ thì độc hơn. Có thể phân biệt bằng cách soi dưới ánh mặt trời. Nếu là nhựa màu vô cơ sẽ không nhìn thấy mặt trời, nếu là nhựa hữu cơ sẽ nhìn thấy mặt trời. Phân loại theo nhiệt độ, có hai loại nhựa là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.
Nhựa nhiệt dẻo sẽ biến dạng khi có sử dụng ở nhiệt độ cao. Còn nhựa nhiệt cứng đựng được ở nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên hạn chế dùng nhiệt độ cao khoảng gần 100oC trở lên để tránh các nguy cơ thôi nhiễm hóa chất. 
Cách xác định loại nhựa
Theo thông tin của tổ chức Green Guide (Hoa Kỳ), nhựa được phân loại theo mã xác định loại nhựa, được đánh số từ #1 - #7 để chỉ các loại nhựa khác nhau. Con số này được đặt bên trong biểu tượng hình tam giác, thường thấy dưới đáy hộp.
Trong các mã đó, chỉ có nhựa #2 HDPE, #4 LDPE và #5 PP là lựa chọn tốt nhất để tiếp xúc với thực phẩm bởi chúng không thôi bất cứ một hóa chất nào đã được biết đến ra thực phẩm.#5 PP là thích hợp nhất cho sử dụng làm hộp đựng thực phẩm và màng bọc thực phẩm, trong khí đó #2 HDPE dùng làm chai đựng sữa và #4 LDPE thích hợp để sản xuất túi đựng thực phẩm.
VnCharm
Nguồn tham khảo: